Dân gian xưa có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” quả không sai. Một hàm răng đều đẹp, trắng sáng luôn là niềm mơ ước của bất kì ai. Tuy nhiên, hằng ngày bạn vẫn bắt gặp những người bị “hô”, “móm” do răng hàm dưới chìa ra ngoài. Với trường hợp này, họ không thể khép được miệng, khuôn mặt thiếu cân xứng và chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng ít nhiều. Lâu dần sẽ dẫn tới các vấn đề về răng miệng cũng như tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Câu hỏi đặt ra lúc này: Răng hàm dưới chìa ra ngoài phải làm sao?. Dưới đây các chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Nguyên nhân răng hàm dưới chìa ra ngoài
Để có thể giải quyết triệt để nhất tình trạng răng hàm dưới chìa ra ngoài thì chúng ta cần phải đi tìm nguyên nhân cụ thể. Tùy trường hợp mỗi người mà biến dạng của răng hàm dưới do răng, do xương hàm hoặc do cả hai yếu tố trên.
Nguyên nhân do răng
Ngay từ thuở bé, răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới hoặc do các bạn nhỏ có thói quen trượt hàm sang bên cạnh. Điều này làm cho răng cửa hàm dưới chìa ra và bao lấy răng hàm trên.
Nguyên nhân do xương hàm
Nếu xương hàm trên mà kém phát triển trong khi xương hàm dưới lại phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm cho xương hàm trên bị thiếu hụt kích thước so với xương hàm dưới.
Nguyên nhân do cả răng và xương hàm
Trường hợp này có thể hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra khi mà cả xương hàm và răng hàm dưới có xu hướng bị nghiêng hẳn ra bên ngoài.
Sau khi đã tìm được nguyên nhân khiến cho hàm răng dưới chìa ra ngoài thì tiếp theo chính là nghiên cứu phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay thì điều này hoàn toàn có thể.
Các phương pháp chữa hàm răng dưới chìa ra ngoài
Theo các chuyên gia hiện nay thì chữa hàm răng dưới chìa ra ngoài có rất nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với từng trường hợp. Trong đó phổ biến là phẫu thuật hàm và niềng răng.
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm chính là phương pháp chỉnh hình hiện đại nhất, mang đến kết quả thẩm mỹ tối ưu cho hình dáng khuôn mặt. Các bác sĩ sẽ can thiệp trực tiếp vào phần hàm, điều chỉnh phần hàm lệch ra bên ngoài bằng cách cắt xương hàm hô, cho chúng về đúng vị trí, cố định lại bằng nẹp vít.
Bạn sẽ chỉ cần giải quyết trong 1 lần phẫu thuật vừa tiết kiệm thời gian mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác với kết quả hoàn hảo nhất.
Thông thường, một ca phẫu thuật hàm sẽ kéo dài từ khoảng 90 – 120 phút tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Sau khi kết thúc quá trình, bạn cần ở lại bệnh viện trong 1 ngày để các bác sĩ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe. Đợi khoảng 6 tuần là xương sẽ lành hẳn và lúc này bạn sẽ tự tin với một diện mạo hoàn toàn mới.
Kinh nghiệm trước khi phẫu thuật hàm hô
– Bạn phải tìm những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để xác định tình trạng bị hô ở mức độ nào và sẽ nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Với một người bác sĩ có chuyên môn thì dễ dàng kiểm soát và xử lý các tình huống xảy ra với độ chính xác cao.
– Vào ngày phẫu thuật, bạn nên đi cùng với người thân sẽ giúp bạn vững tâm lý và chăm sóc hậu phẫu được tốt hơn.
– Trong khi chuẩn bị phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê những vùng cần thiết để quá trình diễn ra thoải mái hơn.
Kinh nghiệm sau phẫu thuật hàm hô
– Sau khi hết thuốc tê, bạn có cảm giác hơi ê ẩm nhưng không vấn đề gì nhé. Bạn sẽ ở lại bệnh viện đủ 24h để bác sĩ theo dõi tình hình.
– Trong thời gian vài ngày đầu, bạn ăn chủ yếu là cháo và súp. Sau khoảng 5 ngày là bạn có thể ăn cơm. Ngoài ra bác sĩ cũng cho bạn đeo băng gạc chuyên dụng. Và khoảng 2 – 3 tuần thì bạn đến tái khám và cắt chỉ vòng miệng. Tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc mỗi người mà bạn hoàn thiện hàm răng từ 3 – 6 tháng. Lúc này mọi người sẽ hết bị hô, có thể ăn bình thường và vận động thoải mái.
Có thể nói, phẫu thuật hàm là phương pháp đòi hỏi bác sĩ sở hữu trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, cơ sở vật chất kỹ thuật. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu kỹ các địa chỉ uy tín nhất nhé.
Bên cạnh hình thức phẫu thuật hàm thì nhiều người lựa chọn hình thức niềng răng. Đây cũng là cách khắc phục tình trạng hàm răng dưới chìa ra ngoài không phải do xương hàm mà là do răng. Điển hình là niềng răng có mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Niềng răng có mắc cài
Niềng răng có mắc cài là hình thức niềng răng xuất hiện sớm nhất và vẫn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Các loại niềng răng có mắc cài gồm nhiều loại sẽ được chúng tôi liệt kê cụ thể dưới đây:
Mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại được sử dụng có thể là thép không gỉ hoặc vàng, bạc, trong đó thép không gỉ sở hữu giá ưu đãi hơn cả. Bác sĩ sẽ gắn mắc cài của từng răng bằng thun hoặc dây thép để điều chỉnh cấu trúc hàm đang bị lệch. Phần khung kim loại được cấu tạo rất chắc chắn nên bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Ưu điểm của mắc cài này chính là chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao. Với độ bền và lực xiết cao nên không sợ bị vỡ, gãy trong thời gian mà bạn niềng răng. Nhưng hạn chế là chúng lại gây mất tính thẩm mỹ và tạo cảm giác khó chịu trong thời gian đầu. Nếu chưa quen, bạn có thể sử dụng thêm sáp chỉnh nha để che đi phần mắc cài vừa thẩm mỹ mà còn thấy dễ chịu hơn.
Mắc cài sứ
Để khắc phục tính thẩm mỹ của mắc cài kim loại thì mắc cài sứ đã ra đời. Nếu nhìn xa, bạn khó nhận biết được vì chúng có màu sắc trong suốt nên khi giao tiếp sẽ thấy tự tin hơn.
Mắc cài sứ được làm từ hợp kim gốm cùng một số hợp chất vô cơ, kết hợp dây cung thun và dây cung môi để tăng lực kéo cho hàm răng. Hạn chế của phương pháp này là vẫn gây vướng víu cho bệnh nhân.
Xem chi tiết: Quy trình các bước niềng răng bằng mắc cài sứ
Mắc cài mặt trong
Mắc cài mặt trong hay niềng răng cài mặt lưỡi là phương pháp hơi khác biệt khi thay vì niềng ra phía ngoài thì các bác sĩ sẽ niềng phía trong của răng. Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng có thể khó vệ sinh hơn, gây khó chịu cho lưỡi khi mới sử dụng nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn nhé.
Mắc cài tự khóa
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng mắc cài tự khóa lại được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Cấu tạo của chúng có nắp trượt hoặc có cánh kim loại để cố định phần dây, phần cung trở nên linh hoạt hơn trong rãnh mắc cài. Cũng bởi vậy giúp giảm bớt áp lực ma sát, điều chỉnh lực phù hợp hơn mà ít gây biến dạng cho dây. So với các loại mắc cài khác thì mắc cài tự khóa có thời gian sử dụng ngắn hơn và không cần phải khám nha sĩ thường xuyên.
Niềng răng không mắc cài
Cùng với sự phát triển của ngành nha khoa thì trong vài năm gần đây, niềng răng không mắc cài ra đời được ví như một cuộc “cách mạng” thực sự.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt hiện có chi phí cao nhất trong các loại hiện nay nhưng đổi lại là vô số những ưu điểm. Trước tiên, bạn không cần sử dụng tới mắc cài, dây kim loại hay nẹp niềng răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng khay trong suốt để di chuyển răng từ từ. Trong các loại khay thì khay Invisalign được ưa chuộng nhất.
Khoảng 2 tháng, bạn sẽ quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Tùy vào mỗi trường hợp thì số lượng khay cũng khác nhau. Trung bình thì mỗi người cần khoảng từ 20 – 48 bộ khay. Bạn cũng có thể tháo lắp dễ dàng và vệ sinh răng miệng thoải mái.
Đọc thêm: 5 lưu ý quan trọng khi niềng răng bằng khay niềng Invisalign
Quy trình niềng răng mắc cài tại Nha khoa Thúy Đức
– Bước 1: Bác sĩ tiếp đón bệnh nhân, chụp phim X-quang mới nhất để xem xét tình trạng răng hiện tại.
– Bước 2: Bác sĩ khám lâm sàng nhằm tìm ra nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch, hô, vẩu… Và bạn cũng sẽ được nhìn rõ tình trạng răng của mình ra sao.
– Bước 3: Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa các phương pháp niềng răng phù hợp. Đồng thời lên phác đồ điều trị chi tiết dự đoán về tăng chỉnh lực, tốc độ dịch chuyển răng trong từng khoảng thời gian cụ thể.
Sau khi đã chọn được loại mắc cài phù hợp, bạn sẽ ký hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi trong trường hợp rủi ro khi niềng răng. Tiếp theo bạn sẽ lấy 2 mẫu hàm để mẫu thạch cao lưu lại tình trạng hàm răng ban đầu cho việc so sánh về sau.
– Bước 4: Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ để các bước theo diễn ra thoải mái và thuận lợi hơn.
– Bước 5: Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài 1 hàm trước cho bạn hàm trên hoặc hàm dưới để răng quen dần. Sau đó gắn tiếp hàm còn lại. Đợi khoảng 1 – 2 tuần thì răng sẽ quen với mắc cài.
– Bước 6: Tái khám định kỳ
Sau khoảng 3 – 4 tuần/lần, bạn sẽ đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo phù hợp, đồng thời có những dặn dò cho việc chăm sóc răng miệng tiếp theo.
– Bước 7: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Khi hoàn thành quá trình niềng răng, bạn được tháo mắc cài và được chỉ định đeo thêm hàm để duy trì sự ổn định của cả hàm và răng.
Quy trình niềng răng trong suốt Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức
– Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
Bác sĩ Phạm Hồng Đức tiến hành khám tổng quan, chụp phim X – quang và ảnh toàn mặt. Sau đó quét dấu răng với công nghệ iTero 5D Plus mới nhất để kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng cho khách hàng.
– Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
Bác sĩ Đức và khách hàng cùng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ, từ đó giúp bạn hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và chế độ bảo hành trong quá trình chỉnh nha.
– Bước 3: Thống nhất phác đồ điều trị Clincheck
Bác sĩ Đức lên phác đồ điều trị phù hợp nhất đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, chức năng và sức khoẻ răng miệng.
– Bước 4: Nhận khay Invisalign
Bộ khay niềng trong suốt của bạn được sản xuất tại Mỹ. Sau khi được chuyển về phòng khám, bạn sẽ nhận định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ Đức.
– Bước 5: Khám định kì với bác sĩ Đức và Itero 5D Plus
Điều này giúp bạn kiểm soát hiệu quả niềng với chỉ số tuân thủ và tính năng so sánh tiến bộ.
– Bước 6: Hoàn thiện nụ cười đẹp
Bạn sẽ nhận được hàm duy trì từ Mỹ và đeo đến khi bác sĩ chỉ định tháo ra.
Xem thêm: Chi phí niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức – cập nhật mới nhất
Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha, bác sĩ Phạm Hồng Đức đã điều trị thành công cho trên 4.000 ca niềng răng phức tạp mà không cần phải nhổ răng. Sau nhiều năm miệt mài học tập trên giảng đường, bác sĩ đã lựa chọn con đường tu nghiệp và liên tục cập nhật những kỹ thuật mới. Đặc biệt nhiều cuốn sách về nha khoa do bác sĩ Đức làm dịch giả được đông đảo sinh viên và các chuyên gia khác đánh giá cao.
Để có được một hàm răng đẹp không hề khó với kỹ thuật hiện đại ngày nay. Với những người không may bị hô, vâu, răng dưới chìa ra ngoài thì đến ngay với nha khoa Thúy Đức sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm nhất tư vấn và thực hiện nhé. Đảm bảo bạn sẽ sở hữu thành quả như ý. Mọi câu hỏi cần giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
NHA KHOA THÚY ĐỨC – NIỀNG KHÔNG NHỔ RĂNG F.A.C.E
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page